5 SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI TRỒNG XƯƠNG RỒNG

Nội dung chính

5 SAI LẦM THƯỜNG MẮC KHI TRỒNG XƯƠNG RỒNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Xương rồng là loại cây phổ biến để trồng (trong nhà và ngoài trời) hiện nay. Xu hướng trồng xương rồng đang được ưu chuộng vì chúng ít tốn công chăm sóc nhiều và là một trong những giống cây cảnh đẹp. Tuy nhiên, do có những nhu cầu riêng biệt nên nhiều người trồng xương rồng vẫn chưa nắm được quy trình và cách thức chăm sóc loài cây này. Nhiều cách thức chăm sóc không đúng có thể làm tổn thương cây. 

Dưới đây là 5 sai lầm phổ biển khi chăm sóc cây xương rồng:

Chăm sóc tất cả các loại xương rồng theo cùng một cách

Xương rồng có thể rất dễ chăm sóc khi thực hiện đúng cách, nhưng nó cũng có thể là một thách thức vì chúng rất khác với các loại cây mà chúng ta quen thuộc. Có hơn 2.000 loài được tìm thấy trên khắp Bắc và Nam Mỹ, tất cả đều ở các điều kiện sống và thời tiết khác nhau. Tùy thuộc vào loài xương rồng bạn đang trồng, hãy tìm cách chăm sóc phù hợp với chúng.

Tưới quá nhiều hoặc quá ít nước

  • Tưới quá nhiều nước

Một trong những đặc điểm thú vị nhất về xương rồng là khả năng tích trữ nước của chúng. Hầu hết các loài xương rồng đều tích trữ nước trong thân và phát triển mạnh trong môi trường ít tiếp cận với nước. Theo nguyên tắt chung, cây nên được tưới nước vào mùa hè trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày với loại đất thoát nước tốt. Vào mùa đông, nên giảm lượng nước tưới vì hầu hết các loài xương rồng đều ngủ động

** Mẹo cho mùa hè: Tìm hiểu về nhu cầu nước của cây bằng cách kiểm tra vùng rễ dưới bề mặt từ 2-3 inch ( 5-7,5 cm ) trước khi tưới, nó phải khô, nếu không khô thì không tưới.

  • Tưới quá ít nước

Giống như bất kỳ loài thực vật nào, xương rồng cũng cần nước để sống, nhưng tất nhiên là không quá nhiều và nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến tốc độ hút ẩm. Nhiều loài xương rồng không cần tưới nước trong mùa đông, nhưng tốt nhất là nên tưới một chút nước để chúng tránh bị rụng rễ. Nếu rễ cây bị khô, hãy tưới thật nhẹ cho đến khi rễ mọc lại.

Không cung cấp đủ lượng ánh sáng mặt trời

Ánh sáng mặt trời rất quan trọng đối với sự phát triển của tất cả các loài thực vật để quang hợp. Xương rồng tham gia vào quá trình quang hợp, nhưng đó là quang hợp CAM **, cho phép chúng duy trì độ ẩm bằng cách thu thập carbon dioxide vào ban đêm. Lượng ánh sáng cung cấp cho xương rồng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để giữ cho cây khỏe mạnh. Một sai lầm phổ biển là cung cấp cho chúng quá ít hoặc quá nhiều ánh sáng. Một quan niệm sai lầm là nên để xương rồng dưới ánh nắng cả ngày vì chúng sống tự nhiên trong sa mạc. Tuy nhiên không phải tất cả các loài xương rồng đều giống nhau. Đối với một số giống cây, đều này hoàn toàn đúng và chúng cần nhiều ánh sáng để phát triển. Nhưng đối với một số giống khác, chúng khó dung nạp ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng nóng và gay gắt.

Hầu hết các loài xương rồng sẽ cần 4-6 giờ ánh sáng mặt trời mỗi ngày.

** Quang hợp CAM: Có những loài thực vật có cơ chế thích nghi đặc biệt để có thể phát triển tốt trong điều kiện khí hậu khô cằn như sa mạc, xavan (Khí hậu nhiệt đới xavan có nhiệt độ trung bình tất cả các tháng trong năm trên 18 °C và thường có một mùa khô rõ rệt, tháng khô nhất có lượng mưa trung bình dưới 60 mm và cũng thấp hơn (100 − [tổng lượng mưa hàng năm ] {mm}/25]), núi đá (thực vật ưa khô hay thực vật chịu hạn). Một trong những cơ chế này gọi là cơ chế chuyển hóa axit Crassulacean viết tắt là CAMCrassulacean acid metabolism hay còn gọi là thực vật CAM.  Những thực vật này đóng kín các khí khổng (lỗ thở) vào ban ngày nhằm giữ gìn nước không cho thoát ra ngoài. Vào ban đêm các khí khổng ( lỗ thở ) này sẽ được mở ra khi không khí lạnh và có nhiều độ ẩm hơn, cho phép chúng hấp thụ CO2 để sử dụng trong chuyển hóa cacbon thành chất hữu cơ (thường diển ra trong quá trình quang hợp).

Nếu cây xương rồng của bạn đang nhận quá ít ánh sáng, đây là một số giải pháp phổ biến:

  • Để cây cây xương rồng gần cửa sổ: Để tránh cây bị cháy nhưng vẫn cung cấp đủ lượng ánh sáng cần thiết mà không cần cường độ cao.
  • Sử dụng ánh sáng nhân tạo: Nếu bạn không thể cung cấp đủ ánh sáng tự nhiên thì ánh sáng nhân tạo sẽ phát huy tác dung. Bạn chỉ cần đảm bảo rằng nó được tiếp xúc với những ánh áng này lâu hơn vì chúng không mạnh như ánh sáng tự nhiên.
  • Di chuyển cây ra bên ngoài: Nhiều loài sẽ phát triển mạnh trong môi trường ngoài trời. Thỉnh thoảng hãy đưa xương rồng ra ngoài tắm nắng nhé !

Sử dụng các chậu nhỏ và điều kiện đất xấu

Sử dụng chậu quá nhỏ để trồng và đất xấu, hai yếu tố này kết hợp tạo ra một môi trường không thích hợp cho nhiều loài xương rồng.

Nếu bạn đang trồng cây xương rồng trong thùng/chậu, bạn nên kiểm tra cả kích thước của cây xương rồng và bộ rễ của chúng. Nhiều người chọn một thùng chứa hay một chiếc chậu quá nhỏ, điều này sẽ hạn chế khả năng phát triển của cây. Bạn nên chọn một thùng/chậu lớn hơn cây.

Một sai lầm phổ biển là sử dụng đất trồng trong chậu hoặc đất vườn không có chất lượng thoát nước thích hợp, có thể dẫn đến thối rễ.

Loại đất tốt nhất cho xương rồng có những đặc điểm sau:

  • Đá: Cho phép nước dễ dàng đi qua đất để nó không đọng lại và tác động tiêu cực đến rễ.
  • Giàu chất dinh dưỡng: Nhiều hỗn hợp đất trồng xương rồng sẽ bao gồm nitơ, phốt pho và kali. 
  • Chứa than bùn: Nếu được giữ trong môi trường quá khô, rêu than bùn thường được bổ sung để giúp cây duy trì và giữ độ ẩm, do đó đất không bị khô quá nhanh. Điều này sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại xương rồng bạn trồng. 
  • Bón phân: Để hỗ trợ sự phát triển của xương rồng, hãy cân nhắc thêm phân bón vào đất vài tháng một lần. Các dung dịch giàu phốt pho là tốt nhất cho sự phát triển. 

Các thùng chứa hoặc chậu để trồng xương rồng nền có lỗ ở đáy để thoát nước. Khi xương rồng sinh sôi nảy nở, chúng cần được thay chậu 2-3 năm một lần để chúng có thể tiếp cận với đất tươi và dinh dưỡng mới.

Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng cách

Bởi vì chúng ta muốn ngăn chặn sâu bọ và côn trùng cho cây trồng để cây phát triển tối ưu, nên việc sử dụng thuốc trừ sâu có hại cho xương rồng là một sai lầm phổ biến. Hầu hết các loài xương rồng đều ngăn chặn bọ một cách tự nhiên. Tuy nhiên khi bọ phát triển, bạn cần đảm bảo sử dụng thuốc diệt côn trùng thích hợp để không làm hỏng cây.

Một trong những bệnh phổ biển nhất mà cây gặp phải khi có thuốc trừ sâu là nhiễm độc quang học. Khi thuốc trừ sâu kết hợp với ánh sáng mặt trời, chúng có thể tạo ra một phản ứng hóa học tương tự như phản ứng cháy nắng trên xương rồng. Điều này sẽ dẫn đến cháy vỏ cây xương rồng. Cách tốt nhất để vừa sử dụng thuốc trừ sâu vừa ngăn ngừa sự độc hại quang học là sử dụng thuốc trừ sâu khi không có ánh nắng trực tiếp. Sau khi thuốc trừ sâu được để trong khoảng thời gian cần thiết để diệt bọ, hãy rửa sạch trước khi cây được phơi nắng trở lại.

Phòng ngừa là cách tốt nhất để tránh thiệt hại cho cây xương rồng liên quan đến thuốc trừ sâu. Đảm bảo rằng tất cả các loại thuốc trừ sâu được sử dụng sẽ không làm hỏng cây khi tác động. Sử dụng dung dịch dành riêng cho cây xương rồng sẽ giúp cây của bạn khỏe mạnh và ngăn ngừa sự xâm nhập của bọ hoặc côn trùng trên cây của bạn.

-Hương Giang-

đọc thêm

Bài Viết Liên Quan

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay