KINH NGHIỆM BỎ TÚI KHI CHỌN CHẬU CHO XƯƠNG RỒNG

Nội dung chính

KINH NGHIỆM BỎ TÚI KHI CHỌN CHẬU CHO XƯƠNG RỒNG

Khi trồng xương rồng, người ta sẽ quan tâm đến các yếu tố ngoại cảnh như phân bón, nước tưới, hỗn hợp đất… mà quên rằng chậu trồng cũng là nhân tố vô cùng quan trọng quyết định sự phát triển của cây. Chúng ta sẽ tìm hiểu các loại chậu tốt nhất và xấu nhất, các ưu nhược điểm của từng chậu và tầm quan trọng của kích thước, hình dạng, chất liệu của chậu vì nó đều có ảnh hưởng đến sức khỏe của xương rồng.

Tầm quan trọng của chậu trồng cho xương rồng

Đầu tiên, khi mua chậu đựng xương rồng, hãy lưu ý hình dạng của nó. Một số đặc điểm cần lưu ý khi mua chậu cho xương rồng của bạn :

  • Chậu phải có kích thước tương đương với cây xương rồng. Điều này là do rễ của xương rồng thường không quá dài, nếu trồng trong thùng quá lớn thì rễ của cây sẽ bị lép giữa chừng
  • Chậu đựng xương rồng nên là hình trụ, ngắn và vuông. Không nên chọn chậu quá hẹp, cao và sâu.
  • Câu xương rồng của bạn nên “sử dụng” hết tất cả khối lượng đất trong chậu. Điều đó có nghĩa là không nên để đất quá nhiều khiến rễ cây không thể dùng hết và không thể chạm tới đáy chậu. Bạn chỉ nên để một số không gian cho việc thoát nước ở phía dưới và xung quanh để cây phát triển.

Kích thước chậu cho xương rồng của bạn

 Như ta đã biết, kích thước của chậu phải có cùng kích thước với xương rồng của bạn và cụ thể là rễ của cây. Khi chọn chậu, bạn nên lấy cây xương rồng ra ngoài, bỏ sạch đất và xem kĩ bộ rễ của nó. Nếu cây xương rồng của bạn có rễ dài, bạn sẽ cần chậu sâu hơn; nếu cây có bộ rễ ngắn nhưng phát triển sang hai bên thì sẽ cần loại chậu rộng. Chậu nên rộng thêm 10-12cm so với chiều rộng tổng thể của cây để cây có thể thoải mái hơn khi trong chậu.

Chậu làm bằng chất liệu nào là tốt nhất cho xương rồng?

Chậu bằng đất nung hoặc gốm đất nung

Chậu gốm đất nung là lựa chọn tốt nhất để trồng xương rồng.

Lợi ích của việc trồng xương rồng bằng chậu gốm:

  • Chậu gốm chắc chắn và nặng, giúp cố định cây, tránh bị đổ cây.
  • Ngoài ra còn có các loại chậu gốm có màu sắc, hình dáng đa dạng để người mua có thể có nhiều lựa chọn các mẫu mã trang trí cho không gian của mình.
  • Chậu gốm còn có độ thoáng khí tốt, ngăn ngừa sự tích tụ nước hoặc úng nước.
  • Chúng khá đẹp và dễ dàng cho việc trang trí nhà cửa, sân vườn, phù hợp với bất kỳ bối cảnh nào.

Một số khuyết điểm :

  • Chậu có khả năng thông thoáng và tránh tích tụ nước, tuy nhiên nó có thể gây hại cho các cây con. Vì nó sẽ làm đất khô nhanh hơn, nhất là bạn lại để cây ngoài trời dưới thời tiết nóng bức thì có khả năng cao cây rất dễ chết. Mà nếu tưới nước cho cây quá nhiều sẽ làm độ pH trong đất tăng lên. Vì vậy, chậu gốm thường sẽ rất tốt đối với những loại xương rồng cỡ trung/đại
  • Đảm bảo các chậu gốm/sứ đều có lỗ thoát nước, nếu không thì hãy tự khoan chúng. Lỗ thoát nước là điều rất cần thiết với tất cả các cây nhưng một số chậu lại không có.
  • Có nhiều nguy cơ nấm mốc phát triển trong chậu gốm/sứ.
  • Chậu có thể bị vỡ – điều này khá nguy hiểm với nhà có trẻ em hay vật nuôi.

Chậu làm bằng chất liệu nhựa

Một số nhà cũng thường sử dụng chậu nhựa để trồng và đây cũng là loại chậu được đánh giá là khá tốt cho việc lựa chọn.

Ưu điểm của chậu nhựa để trồng xương rồng :

  • Chậu nhựa có trọng lượng nhẹ và khá dễ dàng cho việc di chuyển từ nơi này sang nơi khác, tránh đổ vỡ.
  • Đất trong chậu nhựa sẽ ít cần tưới hơn – nó sẽ khô với tốc độ chậm hơn
  • Chậu nhựa rất tốt cho xương rồng vì chúng không bị nóng quá nhanh hay có thể giữ nhiệt sau khi mặt trời lặn. Đây là một chức năng tốt cho cây vì xương rồng không ưa với thời tiết thay đổi đột ngột.
  • Chậu nhựa có giá thành khá rẻ so với các loại chậu trên thị trường.
  • Hầu hết các chậu nhựa đều có lỗ thoát nước, bạn cũng có thể khoan thêm lỗ nếu cần.
  • Chậu nhựa cũng sẽ tốt cho rễ xương rồng vì chúng không bốc hơi qua các mặt của chậu. Điều đó sẽ giúp rễ cây phát triển đồng đều và tránh bị nghiêng sang một bên. Đất cũng sẽ chua trong thời gian dài hơn.
  • Chậu nhựa sẽ ít khả năng bị nấm mốc, chậu thích hợp với cả xương rồng nhỏ và lớn.

Nhược điểm của chậu nhựa :

  • Vì chúng khá nhẹ nên không thể ổn định, rất dễ bị đổ cây, nhất là đối với cây to hay khi bị mưa gió cũng sẽ làm đổ cây.
  • Chậu nhựa sẽ không có nhiều mẫu mã đẹp, nếu bạn chọn chậu nhựa để trang trí nhà ở thì đây sẽ là sự lựa chọn chưa hợp lý.

Các chất liệu chậu không tốt cho xương rồng

Chậu đựng bằng thủy tinh

Một chậu đựng bằng thủy tinh thường được sử dụng để làm hồ cạn xương rồng. Điều này khác với việc trồng xương rồng trong nhiều năm và để nó phát triển chiều cao và chiều rộng.

Lợi ích của chậu thủy tinh đối với xương rồng :

  • Bạn có thể tha hồ trang trí với hồ cạn tuyệt đẹp, trông khá bắt mắt. Bạn có thể chọn các loại cát màu, vỏ sò và các bức tượng nhỏ để trang trí. Bạn nên chọn các cây xương rồng nhỏ chưa có rễ lớn để trang trí.

Khuyết điểm của chậu thủy tinh với xương rồng :

  • Chậu thủy tinh không có lỗ thoát nước, gây đọng nước và úng. Điều này sẽ gây thối rễ và cuối cùng gây chết cây. Bạn có thể tưới ít nước cho cây hơn nhưng nước sẽ khó có thể đi qua đất và không đến được rễ.
  • Vì trong chậu thủy tinh, việc độ ẩm của hộp sẽ tăng lên, không có độ thoáng khí mà xương rồng cần.
  • Các mặt của hộp thủy tinh sẽ nóng lên rất nhanh, có thể làm cháy rễ và cây xương rồng của bạn.

Chậu đựng bằng kim loại

Các thùng chứa bằng kim loại cực kì không thích hợp đối với xương rồng do thùng có thể bị gỉ và ảnh hưởng đáng kể tới sức khỏe của xương rồng. Ngoài ra, chậu có thể nóng hay lạnh quá nhanh, đối với sự thay đổi đột ngột này thì xương rồng rất khó để thích nghi.

Vậy nên, loại chậu tốt nhất bạn nên dùng là chậu gốm đất nung hay tráng men, sứ hay nhựa; dùng chậu thủy tinh trong thời gian ngắn (hạn chế hoặc tránh sử dụng) và không nên sử dụng chậu kim loại cho cây xương rồng của bạn.

-Ngọc Huyền-

đọc thêm

Bài Viết Liên Quan

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay