Tìm hiểu các loại Xương Rồng Tai Thỏ? Đặc điểm và cách chăm sóc
Các loại Xương Rồng Tai Thỏ có hình dáng vô cùng ấn tượng và dễ thương, có thể dễ dàng nhân giống bằng việc trồng hạt và giâm thân. Có rất nhiều những giống Xương Rồng Tai Thỏ, tìm hiểu ngay qua bài viết này của Buyme Home Decor.
Nội dung chính
1. Đặc điểm của xương rồng hình tai thỏ
Các loại xương rồng tai thỏ có những đặc tính chung:
- Có hình dáng giống chú thỏ, phần thân cây có những dạng phiến lá có hình oval với sắc xanh nổi bật. Cây được phát triển và sinh trưởng từ phần thân chính của cây rồi mọc ra 2 nhánh thân ở trên rất giống với đôi tai thỏ. Cũng có rất nhiều những trường hợp cây mọc thêm nhiều tai hơn, khi già sẽ mọc thêm những tai từ phía thân cây chính.
- Bề mặt phần thân cây có nhiều gai nhỏ được xếp thành hàng và phủ kín quanh bề mặt thân cây. Thân xương rồng tai thỏ có chứa rất nhiều nước, thường giống cây này sống ở nơi khí hậu khô nóng nên thân cần dự trữ nước để nuôi cây,
- Gai và lá của cây được biến đổi để tránh việc thất thoát và mất nước, phù hợp với khí hậu môi trường khô hạn. Nếu cây phát triển pử nơi lạnh thì sẽ mọc lá chứ không mọc gai.
- Hoa có 2 gam màu chính là màu vàng và màu đỏ, bất kỳ thời điểm nào trong năm cây cũng có thể ra hoa.

2. Điều kiện khí hậu thích hợp với xương rồng tai thỏ
Các loại xương rồng tai thỏ thường sống ở những nơi có khí hậu khô nóng như sa mạc. Ở khu vực mát mẻ thì xương rồng tai thỏ có thể mọc phát triển thành lá nếu cây được cung cấp dư lượng nước. Tuy nhiên thường thì đây chỉ là hiện tượng hay thấy ở tự nhiên. Với những giống xương rồng tai thỏ thuần sẽ rất ít khi có hiện tượng này và cây sẽ có hiện tượng úng khi lượng nước tồn đọng lâu. Ở những nơi nóng thì lá sẽ tiêu biến thành gai để giúp xương rồng tai thỏ có thể thoát được hơi nước.

3. Cách trồng và nhân giống xương rồng tai thỏ đúng cách
3.1 Yếu tố đất trồng
Chú ý nên trồng các loại xương rồng tai thỏ ở nơi có đất thông thoáng và đảm bảo điều kiện thoát nước tốt. Giống xương rồng này không quen với môi trường có độ ẩm cao, đất cần tơi xốp và đảm bảo độ thông thoáng khí để rễ cây có thể phát triển. Chú ý nên tránh những nơi đất ẩm với độ kết dính cao, loại đất này rất dễ ứ đọng nước nên gây ra tình trạng rễ thối, không được thoáng khiến cây khó phát triển.
Có thể ưu tiên trồng xương rồng tai thỏ ở những hỗn hợp có đá để đảm bảo có đủ khoảng trống thoát nước tốt cũng như có độ thông thoáng giúp rễ xương rồng tai thỏ có thể phát triển. Chú ý đá để trồng cây cần nhẹ, tránh dẫn nhiệt để phần rễ xương rồng tai thỏ không bị nén hay có tình trạng sốc nhiệt. Những loại đá như đá perlite, đá pumice hay đá vermiculite để có thể phối trộn cùng đất trồng xương rồng.

3.2 Nhân giống trồng các loại xương rồng tai thỏ
Phương pháp nhân giống xương rồng tai thỏ có thể sử dụng hạt của cây hay cách giâm thân cây. Phương pháp gieo hạt thường chỉ nhân giống cho những nhà xưởng. Còn nhân giống xương rồng tai thỏ bằng việc giâm thân lại mang đến hiệu quả tốt và được sử dụng phổ biến hơn:
– Bước 1: Mua cây xương rồng tai thỏ đảm bảo có những tai già và khỏe.
– Bước 2: Lấy tay xoáy nhẹ tai thỏ một cách từ từ, để nơi thoáng để vết đứt nhanh khô. Chú ý cẩn thận hơn có thể cho cây dùng thuốc phòng nấm từ 5 phút đến 10 phút để cho tai thỏ có thể khô.
– Bước 3: Vết đứt của cây khô thì thực hiện cắm xuống đất trồng. Chú ý tưới nước sau đó cho cây và để ở vị trí thông thoáng, đảm bảo có đủ gió cùng nắng nhẹ từ 20 ngày đến 30 ngày, sau đó có thể mang cây ra nắng.
Phương pháp nhân giống giâm thân này thực hiện đúng cách thì chỉ sau 2 tuần cây xương rồng tai thỏ có thể ra rễ. Sau đó tùy cách chăm sóc mà có thể ra tai mới nhanh hay chậm.

4. Phương pháp chăm sóc xương rồng tai thỏ hiệu quả
4.1 Chú ý vấn đề tưới nước
Các loại xương rồng tai thỏ có thể chịu được hạn hán và cây đặc biệt không chịu được ngập úng. Bởi vậy nên chú ý hạn chế tối đa tưới nước, từ 3 ngày đến 5 ngày mới cần tưới cho cây nước một lần. Bởi vậy cần chú ý nếu thấy đất trồng cây đã khô hẳn thì mới nên tưới cây.
Nếu tưới cho xương rồng tai thỏ thì nên chú ý tưới ướt đẫm cả đất, có thể tưới nước lên hết thân và để cây ở môi trường có gió giúp thân nhanh khô. Thời điểm tưới nước cho cây nên thực hiện đó là từ 7 giờ đến 8 giờ sáng hoặc có thể thực hiện lúc 3 giờ chiều đến 4 giờ chiều.

4.2 Chú ý phòng trừ vấn đề sâu bệnh
Các loại xương rồng tai thỏ cũng có thể gặp sâu bệnh nên bạn cần chú ý theo dõi và chăm sóc. Những bệnh thường gặp đó là nấm, thối gốc hay bị rệp sáp.
– Bệnh thối gốc do nấm xâm nhập vào vết thương giâm cành hay chiết cành của cây. Bệnh này thường xuất hiện ở gốc cây nên sau đó phần thân sẽ xuất hiện những đốm thối có màu đen hay xám, sau đó tiếp đến sẽ lan ra gốc cây rồi toàn cây có tới lúc cây chết. Bệnh thối gốc do nấm khó chữa, hầu như bị sẽ phải bỏ đi cây. Vậy nên chú ý phòng ngừa bệnh thay vì chữa. Nếu thực hiện cắt cành nên chú ý nhúng trước vào thuốc phòng nấm từ 5 phút đến 10 phút. Vết thương cắt cành khô mới giâm xuống đất. Ngoài ra nên chú ý tránh tưới quá nhiều nước liên tiếp trong ngày sẽ khiến nấm nhanh chóng phát triển gây ra thối gốc.
– Bệnh rệp sáp: Những con rệp sáp sẽ hút nhựa cây khiến mất thẩm mỹ cây xương rồng tai thỏ. Cây dần dần sẽ sinh trưởng chậm. Bởi vậy khi thấy cây xuất hiện rệp sáp nên chú ý bắt ra và thực hiện phun thuốc bảo vệ thực vật để điều trị các loại rệp sáp tránh ảnh hưởng đến cây.
5. Các loại xương rồng tai thỏ được yêu thích nhất hiện nay
● Xương rồng tai thỏ không gai

● Xương rồng tai thỏ đỏ

● Xương rồng tai thỏ bụi lớn

● Xương rồng tai thỏ trứng chim

● Xương rồng tai thỏ có gai

● Xương rồng tai thỏ lông trắng

● Xương rồng tai thỏ lông vàng

Bài viết trên đây của Buyme Home Decor đã chia sẻ những thông tin hữu ích về các loại xương rồng tai thỏ, nếu có nhu cầu mua và tư vấn thêm về xương rồng tai thỏ liên hệ với Buyme Home Decor qua:
- Email: admin@buymehomedecor.com
- Hotline: 09079.49093 / 0972042693
- Address: 659 Tổ 29, KP2, Vườn Lài, phường An Phú Đông, Quận 12, HCM. (Hẻm cạnh nhà máy xử lý nước Tham Lương)