CÁC BƯỚC KĨ THUẬT NHÂN GIỐNG CHO XƯƠNG RỒNG ĐÚNG CÁCH

CÁC BƯỚC KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CHO XƯƠNG RỒNG

eefe07c7dec581ee04bc7136fe1a765a.jpg

Hầu hết các loại cây mọng nước rất dễ để nhân giống từ cành hoặc nhánh.

Đối với các loại xương rồng được tạo thành nhiều đoạn hoặc nhánh khác nhau (ví dụ xương rồng tai thỏ, xương rồng gấu và xương rồng lê gai), hãy cắt các đoạn nhánh làm cành giâm – không chia đoạn làm đôi.

Đối với các loại xương rồng trụ như xương rồng thanh sơn, xương rồng cẩm thạch, xương rồng kim lăng… chúng ta sẽ cắt một đoạn xương rồng tầm 10-12cm và để lành vết cắt rồi mới tiến hành trồng vào đất.

Còn đối với các loại xương rồng có chồi mọc thêm, ví dụ xương rồng khế xanh, xương rồng bóng, xương rồng trứng chim…, nên cắt phần trồi mọc thêm ra và để lành vết cắt.

Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách nhân giống xương rồng chi tiết nha:

1. Vật dụng cần có:

  • Đất trồng xương rồng
  • Chậu nhựa 30x25cm (chiều cao x đường kính chậu)
  • Kéo cắt cành
  • Kẹp gắp inox

2. Các bước nhân giống chi tiết:

  • Bước 1: Bạn nên chọn một đoạn thân hoặc nhánh khỏe mạnh tầm 10cm, cắt bằng kéo cắt cành đã được khử trùng để tránh cành mới chiết bị bệnh. Nên sử dụng kẹp gắp hoặc bao tay khi xử lí các cây xương rồng có gai.
  • Bước 2: Đặt cành giâm vừa mới cắt ra ngoài nơi có không khí thoáng mát để chúng khô cho đến khi bề mặt vết cắt được lành lại trong khoảng 2-3 ngày. Việc này sẽ giúp xương rồng không bị thối khi trồng trực tiếp vết cắt vào đất, đem lại ảnh hưởng xấu cho xương rồng
  • Bước 3: Đổ đất trồng mà bạn mua hoặc tự làm vào trong chậu 7cm hoặc 9cm vừa với xương rồng của bạn. Sau đó cắm phần gốc của nhánh cắt vào đất sâu tầm 2cm hoặc đến khi nào nhánh xương rồng của bạn có thể đứng thẳng được. Gợi ý dành cho bạn : bạn có thể nhúng nhánh cây vào dung dịch kích thích mọc rễ trước khi trồng vào đất.
  • Bước 4: Tưới nước. Nên đặt chậu xương rồng nhỏ bên bệ cửa sổ, tránh ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, không nên dùng túi nilon để che chúng. Vì xương rồng rất cần nơi thông thoáng khí, mát mẻ để tránh bị cháy nắng, làm tổn thương đến cây con.
  • Bước 5: Hãy thường xuyên kiểm tra cây non và nước tưới khi thấy đất trồng khô. Hầu hết các cây giâm sẽ thường ra dễ khoảng 1 tháng hoặc trong thời gian lâu hơn. Lưu ý: trong mấy ngày đầu không nên tưới nước quá nhiều hoặc để nước mưa ngấm vào đất trồng của cành giâm. Vì đó sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển làm nơi đó bị bệnh. Vậy chỉ nên tưới làm ẩm đất khi thấy đất bắt đầu khô.

Như chúng ta đã biết thì xương rồng là loài cây rất dễ sống, ưa khí hậu nên việc bạn nhân giống cho cây dễ dàng hơn. Nhưng nếu không nắm bắt kỳ các lưu ý về kỹ thuật nhân giống cây thì rất dễ khiến cây bị bệnh và có thể dẫn đến chết. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu về giống cây mà bạn đang muốn nhân giống và các kỹ năng cần thiết để tránh mắc phải những sai lầm không đáng có nhé!

-Ngọc Huyền-

đọc thêm

Bài Viết Liên Quan

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay