BÍ QUYẾT CHỌN ĐẤT CHĂM SÓC CHO XƯƠNG RỒNG

Nội dung chính

BÍ QUYẾT CHỌN ĐẤT CHĂM SÓC CHO XƯƠNG RỒNG

Bạn có biết rằng đối với những loại cây mọng nước và đặc biệt là xương rồng, thì đã có rất nhiều trường hợp bị thối rễ hay chết cây có nguyên nhân bắt nguồn từ đất trồng hay không? Dù nó chỉ là một yếu tố đơn giản nhưng thực chất lại quyết định phần lớn khả năng phát triển của xương rồng. Cây xương rồng là cây phổ biến vì sự thích nghi của chúng khi ở trong điều kiện khắc nghiệt. Loài cây này được thích ứng trong vùng khí hậu nóng và các khu vực sa mạc. Cây xương rồng đòi hỏi rất ít nước và ít chất dinh dưỡng mà vẫn có thể phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, loài cây này vẫn luôn có những chú ý đặc biệt như đất trồng không nên là loại đất giữ nước để tránh trường hợp thối rễ hay đất trồng kèm chất dinh dưỡng dưới dạng phân bón hoặc phân hữu cơ, có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cây xương rồng. Bởi vậy việc tìm hiểu kĩ các loại đất trồng cho cây của bạn để đảm bảo điều kiện phát triển tốt nhất.

1. Kết cấu của đất như thế nào là tốt nhất đối với xương rồng và các yếu tố quan trọng để đảm bảo đất trồng

Các cây xương rồng khác nhau sẽ cần những loại đất khác nhau để trồng. Xương rồng sẽ cần một thành phần và kết cấu đất cụ thể. Phải chắc chắn một điều rằng đất trồng của bạn phải thoáng khí, thoát nước tốt và tơi xốp. Hơn nữa, đất trồng của bạn nên được ngâm trong nước để giảm độ chua và đất cũng có thể làm ướt lại tốt hơn.

Bên cạnh đó, trong tự nhiên, hầu hết các loại xương rồng sa mạc phát triển trong đất có hàm lượng nitơ thấp. Quá nhiều nitơ trong đất sẽ làm cây xương rồng của bạn phát triển rất nhanh, làm cho cây kéo căng và gai yếu đi. Đất trồng xương rồng không được chứa bất kì loại phân chuồng nào, vì nó có thể kích thích sự phát triển của nấm khiến rễ của xương rồng không chống chọi được. Và, không sử dụng bất kì phân hữu cơ nào cho xương rồng ( trừ khi đó là xương rồng biểu sinh – xương rồng sống trên các thân cây trong khu rừng nhiệt đới ).

Hầu hết các loại xương rồng đều cần đất chua để đảm bảo sinh trưởng và phát triển, nhưng mỗi loại sẽ cần độ chua khác nhau. Bạn cần chắc chắn rằng độ chua sẽ dao động trong khoảng 5-6 độ pH. Nếu khi hỗn hợp đất trồng nào có độ pH nhỏ hơn 4 và lớn hơn 7 sẽ khiến cây trồng không thể sống được. Trong trường hợp bạn đã chuẩn bị đất trồng có độ pH quá cao, bạn có thể giảm độ pH bằng cách cho thêm một ít than bùn

2. Có nên mua hay tự làm đất trồng tại nhà không?

Bạn nên thử việc tự trộn đất tại nhà ngay cả khi bạn là người mới bắt đầu trồng. Vấn đề của hỗn hợp đất cho xương rồng là chúng không phù hợp với từng loại xương rồng. Vì vậy bạn nên trộn và trồng thử nghiệm mà vẫn đảm bảo các nguyên tắc chung của đất trồng xương rồng. Thông thường tự trộn xương rồng tại nhà sẽ có giá thành rẻ hơn với hỗn hợp đất mua ngoài nhưng nó sẽ đúng nếu bạn có nhiều cây. Còn nếu bạn chỉ trồng tầm 1-2 cây thì nên mua hỗn hợp đất thì bất cứ lúc nào cũng có hỗn hợp đất sẵn cho bạn hoặc không muốn trồng thử nghiệm vì có thể trong quá trình thử nghiệm này sẽ khiến xương rồng chết, bị bệnh. Những người yêu thích xương rồng sẽ tự trộn đất để biết được loại đất phù hợp với cây trồng của mình.

3. Các thành phần tốt nhất thường được sử dụng để làm đất trồng cho xương rồng

  • Than bùn: nó là một thành phần chính trong hỗn hợp đất trồng. Than bùn làm hỗn hợp trở nên tơi xốp và giảm độ pH. Nhược điểm duy nhất của than bùn là khiến đất khó làm ướt lại đất.
  • Đá bọt: thành phần đá bọt sẽ làm đất trồng của bạn thoáng khí hơn, nước đi trong đất trồng sẽ dễ dàng hơn.
  • Đá sỏi: sỏi hay các loại đá khác sẽ khô và giúp đất trộn tơi xốp và thoáng khí.
  • Cát: sẽ làm hỗn hợp đất thoáng khí và hãy đảm bảo rằng đó là cát thô.
  • Đất trồng bầu: bạn sẽ cần đất trồng bầu tiêu chuẩn để trộn thêm các thành phần khác như than bùn và cát.
  • Xơ dừa: nó sẽ giúp giữ độ ẩm trong hỗn hợp tốt nhất, có thể sử dụng thay thế cho rêu.
  • Đất sét nung: thành phần này sẽ thúc đẩy khả năng thoát nước tốt và kiểm soát lưu lượng nước trong đất. Có thể sử dụng thay thế cho sỏi và các loại đá khác.
  • Than củi: là chất điều hòa giúp ngăn ngừa bệnh thật bằng cách hấp thụ các tạp chất.

Bạn cần chuẩn bị đất trồng tùy thuộc vào xương rồng đó thuộc nhóm xương rồng sa mạc hay rừng rậm. Và hãy trộn hỗn hợp theo tỉ lệ như sau!

  • 2 phần hỗn hợp bầu sẵn hoặc tự làm. Để làm hỗn hợp đất của riêng bạn, hãy thêm cát, đá bọt và than bùn với tỉ lệ 0.5/1/1 rồi trộn đều với nhau. Bạn có thể thay xơ dừa cho than bùn. 
  • 0.5 phần đá hoặc sỏi.
  • Một ít than – tầm vài thìa.
  • Thêm một số phân bón như vỏ trứng hay bột xương (là loại bột từ quá trình giết mổ gia súc. Xương sẽ được tách ra khỏi thịt, sau đó chuyển thành dạng bột bằng các cách khác nhau).

Bạn có thể thử nghiệm với nhiều thành phần khác nhau và ghi nhớ những gì phù hợp với cây xương rồng của bạn. Khi trồng trong chậu, hãy rải một lớp đá/sỏi dưới đáy chậu để tránh bất cứ hỗn hợp đất bầu nào chảy ra từ lỗ thoát nước.

Xương rồng biểu sinh phát triển trên và xung quanh cây bám vào cây để phát triển, vì vậy các loại xương rồng này cần có thành phần bổ trợ nhiều hơn và giữ độ ẩm lâu hơn. Đối với xương rồng biểu sinh, hãy cho thêm than bùn hoặc vỏ cây lan sẽ làm thoáng khí nhưng cũng giúp giữ độ ẩm. Đối với xương rồng sa mạc cần nhiều cát hơn là các loại xương rồng khác. 

4. Khử trùng đất xương rồng trước khi sử dụng

Như chúng ta đã tìm hiểu, xương rồng khá nhạy cảm với các vi khuẩn hay nấm phát triển trong đất trồng. Nếu hỗn hợp đất không đảm bảo, nó sẽ làm chết cho cây và lây sang các cây khác. Đây chính là lý do vì sao bạn phải khử trùng đất trồng trước khi sử dụng. Một trong cách khử trùng đất trồng đó là cách thủy.

Để thực hiện, bạn cho hỗn hợp đất vào hộp hoặc nồi, cho vào nồi lớn khác có nước nóng và để ở chế độ lửa nhỏ. Tiếp tục đun cho đến khi đạt nhiệt độ sôi 100ºC. Quá trình này có thể mất 20-30 phút, tùy thuộc vào lượng nước. Sau khi đạt đến nhiệt độ sôi, tắt bếp và cho hỗn hợp nguội bớt.

Vì vậy, trước khi bắt đầu trồng một loại xương rồng nào đó, bạn nên tìm hiểu kĩ các yêu cầu của chúng để có thể chăm sóc được tốt nhất nhé! Nếu bạn cảm thấy khá bí trong việc trộn và chọn đất trồng cho cây xương rồng của bạn thì hãy thử ghé thăm Buyme để được tư vấn về xương rồng nhiều hơn nha.

-Ngọc Huyền-

đọc thêm

Bài Viết Liên Quan

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay