6 BƯỚC CHUẨN BỊ ĐỂ CÓ MỘT VƯỜN XƯƠNG RỒNG HOÀN HẢO

Bạn đang muốn trồng một vườn xương rồng, nhưng bạn chưa biết bắt đầu từ đâu. Tôi nghĩ những thông tin dưới đây sẽ giúp ích được cho bạn phần nào. Ở đây chúng tôi cung cấp cho bạn các bước để có một vườn xương rồng hoàn hảo.

Nội dung chính

1. Vị trí

Sau khi chọn được loại xương rồng muốn trồng, bạn cần phải chọn một vị trí để đặt chúng. Mỗi loài xương rồng đều có những yêu cầu chăm sóc khác nhau, vì thế hãy chọn một vị trí hoàn hảo giúp cây của bạn phát triển tốt nhất có thể. Nếu bạn muốn trồng ngoài trời, hãy chọn một vị trí nhận được nhiều ánh sáng mặt trời, loài cây này phát triển mạnh mẽ nhất trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Còn nếu bạn muốn trồng chúng trong nhà, tôi mách bạn nên đặt chúng ở gần cửa sổ hướng Nam hoặc Đông. Ở hai vị trí đó, vườn xương rồng của bạn sẽ nhận được ít nhất 6 giờ ánh sáng mặt trời mỗi ngày. Đó cũng là lượng ánh sáng cần và đủ cho xương rồng.  

Sau khi chọn được vị trí thích hợp cho vườn xương rồng thì hãy sáng tạo những kiểu trồng xương rồng độc đáo nhất. Bạn có thể trồng trong những chậu gốm, đất nung truyền thống. Hay phá cách hơn là trồng một vườn xương rồng treo, thậm chí là trồng chúng vào tách trà, bình tưới cây,… Hãy sáng tạo theo chất riêng của bạn. Còn nếu bạn đang bí ý tưởng, chúng tôi có đưa cho bạn một vài cách trồng xương rồng độc lạ (link “Bạn đã thử trồng/trang trí xương rồng theo những cách độc đáo này chưa?”)

2. Chọn xương rồng

Đầu tiên bạn cần đưa ra quyết định về loại xương rồng nào bạn sẽ trồng trong vườn. Nó phụ thuộc vào việc bạn muốn trồng vườn xương rồng trong nhà hay ngoài trời. Xương rồng ưa ánh sáng mặt trời và thời tiết ấm áp. Có hàng ngàn loại xương rồng khác nhau để bạn lựa chọn như: thanh sơn, xương rồng xoắn, lông trắng,… (link sản phẩm của Buyme)

Đương nhiên, bạn không nhất thiết chỉ được trồng một loại cây xương rồng trong vườn của mình. Hãy trồng nhiều loại xương rồng khác nhau và xen kẽ một vài cây như sen đá, cam nhung,…

Việc trồng nhiều loại cây xương rồng có thể đem đến sự mới mẻ, đa dạng cho khu vườn bạn. Tuy nhiên, nó cũng có một số nhược điểm. Không phải tất cả các loại xương rồng đều chăm sóc theo một quy cách nhất định. Có loại xương rồng ưa nhiều ánh sáng và nước, nhưng cũng có loại không thích ánh sáng hay nước quá nhiều.

3. Chọn chậu

Có rất nhiều loại chậu khác nhau để trồng xương rồng như chậu gốm, chậu đất nung, chậu nhựa,… có nhiều kiểu dáng và màu sắc đẹp. Dù chọn loại chậu nào thì có một lưu ý bạn cần quan tâm là việc thoát nước của chậu, cần chọn những chậu có lỗ thoát nước ở đáy hoặc hai bên. Thoát nước là rất quan trọng khi trồng xương rồng. Nếu nước không thể thoát ra khỏi, cây xương rồng sẽ ngập nước và nhiều khả năng bị thối rễ, cuối cùng dẫn đến chết cây. 

Một lưu ý nữa là nên chọn chậu rộng hơn 10-12cm so với chiều rộng tổng thể của cây để cây thoải mái hơn khi trong chậu. Chậu xương rồng nên là hình trụ, ngắn và vuông. Không nên chọn chậu quá hẹp, cao và sâu.

4. Đất

Bạn nên biết xương rồng có yêu cầu về đất rất đặc biệt. Đất thông thường không tốt cho xương rồng vì nó giữ nước quá nhiều. Đất trồng xương rồng đòi hỏi thoát nước tốt, tơi xốp. Bạn có thể mua đất trồng xương rồng ở cửa hàng hoặc có thể tự chuẩn bị luôn. Nếu được, bạn có thể ngâm đất trong nước để giảm độ chua. Chắc chắn rằng độ chua của đất dao động trong khoảng 5-6 độ pH. Trong trường hợp đất trồng có độ pH quá cao, mách bạn một cách là cho thêm một ít than bùn vào đất.

  • Đất trồng cây xương rồng được tạo ra bằng hỗn hợp: ⅓ đất thông thường; ⅓ cát thô; ⅓ đá bọt hoặc đá trân châu.

Đất thông thường đóng vai trò là giá thể cho đất trồng xương rồng. Cát thô cho phép thoát nước. Cuối cùng, đá bọt hoặc đá trân châu giúp thoát nước tốt và giữ lại rất ít độ ẩm. Nếu tự chuẩn bị đất ở nhà thì những gì bạn cần làm là trộn cả ba thứ lại với nhau. Tự làm đất trồng xương rồng có thể rẻ hơn nhiều so với việc mua hỗn hợp có sẵn ở cửa hàng.  

5. Trồng xương rồng

Trước khi bắt đầu trồng cây, hãy suy nghĩ về cách bạn muốn bố trí khu vườn của mình. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo theo cách bạn muốn. Đầu tiên, cho một ít đất nền vào đáy chậu, rồi nhẹ nhàng đặt cây lên trên và bắt đầu lấp đầy đất vào khoảng trống xung quanh rễ. Và khi trồng xương rồng hãy đeo găng tay để bảo vệ tay của bạn.

6. Trang trí

Bây giờ có lẽ là phần thú vị nhất của việc tạo ra một khu vườn xương rồng là trang trí. Cũng giống như cách bố trí khu vườn, có vô số cách trang trí tùy thuộc vào sở thích và óc sáng tạo của bạn. Có rất nhiều thứ khác nhau mà bạn có thể sử dụng để trang trí vườn xương rồng như đá nhỏ, đá lớn, sỏi trắng, tượng nhỏ, bình đất,…

Mách bạn một vài tips nho nhỏ:

  • Tỷ lệ xương rồng và chậu 3/1 ; chậu và xương rồng 1/3
  • Tiểu cảnh xương rồng nên dùng một số loại cây như:cây trụ, cây cầu, cây dứa.
  • Sử dụng chậu đầu người để trồng xương rồng là một ý tưởng khá hay 
  • Đối với xương rồng kim hổ, xương rồng hình cầu thì khi chọn chậu, miệng chậu nên nhỏ hơn đường kính của cây tầm 3-5cm
  • Nên trồng xương rồng ở cạnh những bức tường có màu vàng, đỏ, trắng
  • Khi dùng đá để trang trí phần đất trống ở chậu nên chọn những loại đá sắc nhọn, nét)
  • Nếu bạn muốn theo đuổi phong cách trồng xương rồng hiện đại thì nên chọn chậu xi măng; sử dụng chất đất nung nếu bạn thích phong cách cổ điển

Như đã nói, xương rồng là một loại cây rất dễ trồng. Và đương nhiên bạn cũng không cần chăm sóc chúng quá tỉ mỉ. Nếu bạn làm theo 6 bước trên bạn đã có thể dễ dàng tạo ra một khu vườn xương rồng của riêng mình.

đọc thêm

Bài Viết Liên Quan

Developed by Tiepthitute
Bản đồ
Facebook Messenger
Chat với chúng tôi qua Zalo
Gọi ngay